Tô Thùy Yên

vietnamščina

Kim Lan Thai

nemščina

Khất giả

Ðến dạ du thần chừng cũng đã ngủ,
Sao khất giả còn đi,
Lê mấy lời thương thảm cổ đại
Vào sâu mãi xóm trong?
Ra bữa xin chưa đủ,
Thân đọa đày thân, phải chịu thôi,
Chỉ mong đồng loại chớ xua đuổi.
Giờ này, thế giới kín khuya khoắt,
Còn cửa nào cho ta gõ đây?
Lũ chó sủa rong theo.
Quả đáng ngờ vực, mọi nhân dạng.
Mấy bữa rồi, gió cứ lầy nhầy trên ngọn cây cao.
Mùa đông năm nay chừng đến sớm.
Trời đất vẫn không chừa bỏ thói ngặt nghèo.
Ðêm qua, lão bạn nằm bên ngủ chết lạnh.
Anh em tri hô xúm tiếp tay.
Rõ vô vọng.
Lửa ngoài thân sao truyền được vào thân
Khi thân chẳng sẵn sàng thứ bắt cháy?
Thời tiết vô lường thay,
Ta phải cố giữ mình luôn ấm áp.
Người lần lượt bỏ nhau đi,
Mộng hãy vì ta nán hủ hỉ.
Gió lại gió thường kỳ
Xúc xiểm âm mưu những biến chuyển.
Thời thế vút qua đi, bỏ rớt lại oan hồn,
Chốn xưa lai vãng khóc dâu biển.
Trăng thâu thiên cổ sáng im lìm...
Có lần cát bụi làm xương máu,
Hoàn kiếp, còn đau nỗi máu xương.

Giặc đại thắng mùa xuân,
Ðất yểm, nhà ma không ở được,
Ta quăng sử tịch, chạy mình không.
May còn chiếc bóng theo làm bạn,
Ðêm đêm vét mộng trải nơi nằm.
Thượng Ðế chiều ta, không hiện hữu,
Mặc ta rộng rãi tùy nghi ta.
Gió vẫn gió ngật ngầy,
Dã dượi hàng cây không ngủ được.
Người già như kẻ đi xa lâu,
Về thăm nhìn ngơ ngác cố thời,
Chừng chẳng nhận ra.
Ta cười khóc bất kỳ, hát điên loạn,
Nhớ đó, quên đây,
Nhìn biết thị phi, không đứng lại,
Ðời bỏ đi rồi, trong đục chi?
Ðôi khi phơi phới như thơ trẻ,
Thường khi nặng chịch như thần linh.
Phải ta đang sống chệch
Một dị bản nào đây của chính ta,
Mãi không vừa chập?
Nghiệp khất giả, tiếng rao thương thảm.
Cõi trăm năm, người nghe bất an.

2005

                                           Trời rạng. Chuyến đi không hoãn được.
                                           Bài thơ tâm phát dẫu chưa xong,
                                           Xin vẫn cài hờ lên cửa tặng.

© Tô Thùy Yên
Iz: Selected poems
Avdio produkcija: 2005, M.Mechner / Literaturwerkstatt Berlin

Der Bettler

Sogar der nachts wandernde Gott schläft um diese Zeit schon lang.
Warum noch geht der Bettler,
Schleppt die überlieferten klagenden Worte
Tief ins Dorfinnere hinein?
Zur Mahlzeit noch nicht Almosen genug,
Leib quält den Leib, solches Leiden ist hinzunehmen
Hoffe nur, die Mitmenschen jagen mich nicht weg.
Zu dieser Stunde, da die Welt nächtlich schließt
An welcher Tür noch klopfen?
Die Hunde bellen mir nach für nichts
Wirklich verdächtig, all diese menschlichen Gestalten.
Seit Tagen geht der Wind zäh und klebrig durch die Baumwipfel.
Früh wird der Winter dieses Jahr wohl kommen.
Himmel und Erde halten sich an ihre strenge Regel
Gestern nacht stirbt vor Kälte der nebenan liegende alte Freund.
Die Kumpanen rufen auf zur gemeinsamen Hilfe,
Recht hoffnungslos.
Wie kann das Feuer von außen übertragen werden in einen Körper,
Der nicht bereit ist, Feuer zu fangen?
Unberechenbar das Wetter.
Ich muß achten, den Leib warmzuhalten.
Nach und nach verlassen wir einander.
Traum bitte bleib, mich trösten.
Wind hin Wind her, wie immer
heimtückischVeränderungen vortäuschend.
Die Zeitumstände vergehen im Flug, hinterlassen die Seelen unschuldig Gestorbener
Die kehren zum alten Ort zurück, beklagend die Verwandlung des Maulbeerenfeldes ins Meer.
Der Mond zieht durch taudsend Jahre, leuchtet schweigend…
Daß einst aus Sand und Staub Knochen und Blut entstehen,
Die Inkarnation vollendet, bleibt nur der Knochen- und Blut-Schmerz.

Die Rebellen erringen den Großen Sieg im Frühling.
Der Boden wird mit einem Fluch versiegelt, das Haus vom Geist besetzt, unbewohnbar.
Ich werfe das Stammbuch weg, flüchte mit nacktem Leib.
Zum Glück begleitet vom einzigem Freund, dem Schatten.
Jede Nacht grabe ich mir aus Träumen ein Nachtlager
Der Gott verwöhnt mich durch seine Nichtexistenz  
Läßt mich allein großmütig sein wie ich will,
Wind, immer gleicher Wind, belästigend,
Bringt die ermatteten Baumreihen um den Schlaf.
Alte Menschen, ähnlich jenen langzeitig im Fernland lebenden,
Kehren zum Besuch zurück, betrachten verblüfft die Vergangenheit,
Da ist nichts wiederzuerkennen.
Ich lache, weine, jäh, singe durcheinander wie verrückt,
Erinnere dies, vergesse jenes,
Erkenne, wo rechts, wo links, bleibe nirgends stehen,
Das Leben ist schon lose, wofür noch klar oder trüb sein?
Manchmal bin ich fröhlich leicht wie ein Kind,
Öfters schwer wie ein Heiliger.
Lebe ich schräg ?
Eine Kopie meiner selbst,
Stimmen wir nie ganz überein ?
Bettlerkarma, mitleiderregende Klage,
Keine Ruhe
Im irdischen Leben von hundert Jahren.

2005

Ins Deutsche übertragen von Kim Lan Thai